“Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.”
Hiểu đơn giản, quan trắc công trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như theo dõi, đo đạc, ghi nhận các sự biến đổi, biến dạng, dịch chuyển… của công trình và môi trường. Quá trình này được thực hiện trong thời gian dài hoặc một khoảng thời gian nhất định để thu được các thông số mang tính tương đối.
Để tiến hành quan trắc công trình có thể thực hiện các phương pháp như quan trắc độ lún, quan trắc nghiêng hoặc ngang. Cụ thể:
– Kiểm tra, xác định độ lún: Các thông số về độ lún bao gồm lún lệch, tốc độ lún của công trình. Chúng được so sánh với giới hạn lún đã được tính toán bằng thiết bị chuyên dụng trong thi công xây dựng.
– Đánh giá khả năng làm việc của nền móng công trình.
– Đánh giá mức độ hiện trạng trong tương lai (sau khi sử dụng).
– Xác định độ độ lún và chuyển dịch trung bình của công trình. Đánh giá xem chúng có nằm trong giới hạn cho phép tương ứng hay không.
Các công trình có nguy cơ hoặc dấu hiệu bất thường như lún, nứt hay nghiêng… phải được quan trắc. Trong đó, hệ kết cấu chịu lực cần được kiểm tra cần thận bởi nếu chúng bị hư hỏng, khả năng gây sụp đổ công trình là rất lớn:
– Dàn mái không gian
– Khán đài sân vận động
– Ống khói
– Si lô
– Hệ khung chịu lực chính của công trình
– Các bộ phận khác
Nội dung của quá trình quan trắc công trình bao gồm:
– Các vị trí quan trắc
– Thông số quan trắc
– Thời gian quan trắc
– Số lượng chu kỳ đo
– Giá trị giới hạn
– Các nội dung cần thiết khác.